Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2019

Năm 2019 là năm được coi là có nhiều lợi thế đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Cũng chính vì vậy mà thủ tục thành lập doanh nghiệp trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều người. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất.


Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước như sau:


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trước tiên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình muốn thành lập, bởi hồ sơ đăng ký thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Với doanh nghiệp tư nhân:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao công chứng của thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Với công ty hợp danh

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty hợp danh
- Bản sao công chứng của thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hướng dẫn từ về thủ tục thành lập doanh nghiệp 2019 (Ảnh minh họa)

Với công ty trách nhiệm hữu hạn

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;  Bản sao công chứng thẻ căn cước công dân hoặc CMND, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.

Với công ty cổ phần

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức; Thẻ căn cước, CMND, hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.


Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh

Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở bằng một trong hai phương thức: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng điện tử tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
 

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nộp điện tử là 0 đồng (Ảnh minh họa)

 

Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin về doanh nghiệp


Nhận kết quả:

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Khi có thông báo từ Phòng Đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân đến để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công bố thông tin về doanh nghiệp:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về các nội dung sau đây:

- Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp

- Địa chỉ trụ sở chính

- Vốn điều lệ

- Thông tin nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch…) của người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Ngành, nghề kinh doanh

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

nothing